Tác động của du lịch đến kinh tế ra sao?
Đóng góp tích cực của ngành du lịch khách sạn đến nền kinh tế và thị trường lao động thế giới trong năm 2018, cũng như những dự báo 10 năm tới.
Tác động của ngành du lịch đến kinh tế, đóng góp tích cực của ngành du lịch khách sạn đến nền kinh tế thế giới
Bạn có ít thời gian? Dưới đây là những điểm nổi bật với nội dung chủ đề "Tác động của du lịch đến kinh tế ra sao?":
Ngành hospitality đóng góp 10.4% GDP toàn cầu tương đương với 8.811 tỷ USD (2018).
Ngành hospitality tạo ra việc làm cho 318 triệu người trong đó có 122 triệu việc làm trực tiếp (2018).
Ngành hospitality đóng góp trực tiếp vào GDP thông qua sản phẩm của ngành, đồng thời cũng kéo theo các ngành khác cùng phát triển.
Du lịch và lữ hành là hoạt động kinh tế quan trọng ở hầu hết các quốc gia. Ngành này tác động lớn đến kinh tế toàn cầu. Năm 2018, ngành hospitality đóng góp 8.811 tỷ USD vào GDP toàn cầu, chiếm tỷ trọng 10,4%.
Vậy tác động của du lịch đến kinh tế thế giới ra sao?
Đóng góp ngành hospitality tới GDP toàn cầu
Số liệu sau đây do Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới (WTTC) công bố khi đánh giá tác động du lịch và lữ lành đến kinh tế toàn cầu:
Đóng góp ngành du lịch GDP toàn cầu
Ngành hospitality tác động tới GDP như thế nào?
Quá trình tác động của du lịch đến kinh tế
Đóng góp trực tiếp của ngành hospitality
Ngành hospitality đóng góp 3 mảng chính vào GDP các quốc gia: Sản phẩm, dịch vụ và chi tiêu người dùng.
Thứ nhất, sản phẩm. Các cơ sở lưu trú dùng để phục vụ khách như khách sạn, nhà nghỉ, homestay, và nhiều loại hình nghỉ dưỡng khác. Để đến các cơ sở lưu trú cần phải có những phương tiện di chuyển; các nhà sản xuất phương tiện đi lại như máy bay, tàu hỏa, xe khách hưởng lợi. Các hoạt động giải trí, tổ chức sự kiện, địa điểm vui chơi giải trí cũng cần rất nhiều đơn vị cung ứng và xây dựng.
Thứ hai, dịch vụ. Ngành hospitality tập trung vào 4 mảng chính lưu trú, ăn uống, giải trí và du lịch – lữ hành. Các dịch vụ của ngành này liên quan mật thiết với nhau. Thông thường khách du lịch sẽ sử dụng cùng lúc một loạt cách dịch vụ khác nhau.
Thứ ba, chi tiêu. Đóng góp trực tiếp của ngành hospitality thể hiện qua số tiền mà các đối tượng sử dụng dịch vụ chi trả. Đó là những khoản chi của du khách nội địa, du khách quốc tế, doanh nghiệp nội địa, khối cán bộ nhà nước đi du lịch.
Đóng góp gián tiếp của ngành hospitality
Chúng ta dễ dàng nhận thấy khi ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo một loạt các ngành khác. Nói đến đóng góp gián tiếp của ngành du lịch người ta sẽ xem xét những khoản đầu tư cho du lịch.
Đó là những khoản chi đầu tư phát triển như xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đón khách, mua sắm phương tiện chuyên chở, sản phẩm phục vụ khách hàng.
Đối với nhà nước đó là khoản chi xây dựng hệ thống cầu đường, hệ thống phương tiện công cộng, địa điểm phục vụ du khách.
Từ nhu cầu của ngành kéo theo một loạt các nhà cung ứng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của ngành. Chẳng hạn như việc xây dựng cầu đường kéo theo các nhà cung cấp vật liệu xây dựng, sắt thép, xi măng, các dịch vụ thiết kế, dịch vụ phục vụ ăn uống nghỉ ngơi cho công nhân,…
Đóng góp liên quan ngành hospitality
Bên cạnh đóng góp trực tiếp & gián tiếp, ngành hospitality còn tác động đến các ngành khác từ đó đóng góp liên quan đến GDP. Tại địa điểm cung cấp dịch vụ, kéo theo một loạt các nhà cung cấp thực phẩm, nhà sản xuất hàng mặt hàng phục vụ khách, mặc hàng tiêu dùng, thức ăn chế biến sẵn…
Nơi nào du lịch phát triển, nơi đó kinh tế phát triển. Du lịch phát triển kéo theo các một loạt các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, học hành, chăm sóc sức khỏe ở địa phương đó cũng phát triển theo.
Thử tưởng tượng một thắng cảnh sơ khai được ít du khách chú ý nhưng qua thời gian khách du lịch đến đây ngày càng đông, cơ sở hạ tầng đáp ứng không đủ nhà nước hoặc doanh nghiệp nhận thấy tiềm năng sẽ tiến hành đầu tư xây dựng. Chính việc xây dựng này kéo theo hàng loạt các ngành khác hưởng lợi từ đó kéo GDP tăng tưởng.
Ngành du lịch tác động tới thị trường lao động
Bảng số liệu trên thể hiện số lượng lao động hiện đang làm việc trong ngành hospitality. Dự báo số lượng lao động tiếp tục tăng, đến năm 2029, có hơn 420 triệu lao động làm việc trong ngành.
ơ hội việc làm trong ngành này rất triển vọng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác. Du lịch và dịch vụ nhà hàng khách sạn là ngành dịch vụ toàn cầu. Đó thật sự là cơ hội cho bạn kiếm việc làm.
Vậy nhu cầu nhân lực ngành hospitality trong 10 năm nữa trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ra sao?