Học ngành Quản trị khách sạn ra trường làm gì?
Tốt nghiệp ngành trị khách sạn, du học sinh có cơ hội sử dụng kiến thức và kỹ năng đảm nhận công việc phù hợp với chuyên môn trong nhiều lĩnh vực, ở lại làm việc và định cư.
Tốt nghiệp ngành trị khách sạn, du học sinh có cơ hội sử dụng kiến thức và kỹ năng đảm nhận công việc phù hợp với chuyên môn trong nhiều lĩnh vực, ở lại làm việc và định cư.
Tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn bạn có thể làm việc trong lĩnh vực dịch vụ ẩm thực, vụ lưu trú, giải trí, tổ chức sự kiện, du lịch và lữ hành.
Bạn có ít thời gian? Dưới đây là những điểm nổi bật về việc "du học ngành quản trị khách sạn ra trường làm gì":
Tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn làm việc trong những mảng dịch vụ như ăn uống, lưu trú, giải trí, tổ chức sự kiện, du lịch và lữ hành.
Bạn cần phải được đào tạo kiến thức chuyên ngành ở bậc cao đẳng, đại học, thạc sĩ và MBA để đảm nhận những vị trí đòi hỏi chuyên môn cao.
Du học chính là con đường ngắn nhất giúp bạn tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, sẵn sàng làm việc trong môi trường lao động toàn cầu.
Các bài viết trước tôi đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ngành quản trị khách sạn, tác động của ngành đến kinh tế và nhu cầu nhân lực toàn cầu. Nếu bạn chưa đọc các bài viết này, hãy nhấp vào các link bên dưới để đọc:
Bài viết này tôi muốn đề cập về việc du học ngành quản trị khách sạn ra trường làm gì. Liệu công việc này có đủ hấp dẫn để bạn sẵn sàng đầu tư tài chính và nhiều thứ khác cho bản thân hoặc con em ra nước ngoài du học hay không?
Ngành hospitality có rất nhiều mảng dịch vụ khác nhau trong đó tập trung vào 4 mảng chính, đó là dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ giải trí và dịch vụ du lịch – lữ hành.
Các mảng dịch vụ chính của ngành hospitality
Hãng hàng không
Quán bar và quán rượu
Trung tâm hội nghị và triển lãm
Địa điểm tổ chức sự kiện
Chuỗi khách sạn
Nhà hàng và cửa hàng thức ăn nhanh.
Hôm nay chúng tôi tiếp tục chủ đề ngành học hospitality nhưng đi sâu tìm hiểu du học ngành hospitality ra trường làm gì, liệu công việc này đủ hấp dẫn để bạn sẵn sàng bỏ tiền du học hay không?
Ngành hospitality sử dụng lao động đa dạng, người có chuyên môn trong ngành có thể làm việc trong cách đơn vị cung ứng các dịch vụ sau đây:
Dịch vụ ẩm thực (F&B) được xem là mảng lớn nhất trong ngành quản trị khách sạn. Dịch vụ này cung cấp đồ ăn, thức uống cho những người xa nhà tạm thời. Các mảng dịch vụ trong ngành hospitality thường đi kèm với nhau, khách hàng sử dụng dịch vụ lưu trú đồng thời cũng sử dụng dịch vụ ăn uống và dịch vụ lữ hành khách.
Đôi khi dịch vụ này còn cung cấp thức ăn ngay tại nhà khách hàng bằng cách đặt thức ăn qua các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến. Tại Việt Nam, Grab Food, Delivery Now, Go-Food là những cái tên điển hình cung cấp dịch vụ giao thức ăn. Người dùng có nhu cầu ăn uống nhưng không có thời gian, không muốn đội nắng dầm mưa có thể đặt thức ăn qua ứng dụng giao đến tận nhà.
Các công việc trong lĩnh vực ẩm thực (F&B) trong ngành phong phú bao gồm:
Cafe Manager / Quản lý cửa hàng cafe
Catering Manager / Quản lý ẩm thực
Chef / Bếp trưởng
Cook / Đầu bếp
Food and Beverage Manager / Quản lý ẩm thực
Kitchen Manager / Quản lý bếp
Pastry Chef /
Restaurant Manager / Quản lý nhà hàng
Sous Chef
Menu planner / Nhà thiết kế thực đơn
Cookbook author / Tác giả sách nấu ăn
Food/ Restaurant critic / Người dánh giá nhà hàng, thức ăn
Hospitality manager / Quản lý nhà hàng khách sạn
Recipe development / Nhà phát triển công thức nấu ăn
Dịch vụ lưu trú là mảng quan trọng thứ hai trong ngành quản trị khách sạn. Dịch vụ này giúp khách hàng có một nơi để nghỉ ngơi qua đêm. Ngoài việc cung cấp chỗ ngủ, các đơn vị kinh doanh lưu trú còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác kèm theo như ăn uống, giải trí, đưa đón…
Ngày nay có rất nhiều loại hình lưu trú mới chẳng hạn như chia sẻ phòng trống airbnb bên cạnh các loại hình lưu trú qua đêm truyền thống như khách sạn, resort, nhà nghỉ, nhà khách, homestay…. Nhiều doanh nghiệp còn đi xa hơn trong lĩnh vực lưu trú bằng cách cung cấp chỗ nghỉ trưa cho giới nhân viên văn phòng.
Trong thị trường lưu trú ngoài lượng khách phổ thông, thị trường này còn hướng đến các khách hàng doanh nghiệp, giải trí, đặc biệt như cán bộ nhà nước, hàng không, quân đội,…
Các công việc ngành dịch vụ lưu trú bao gồm:
Hotel General Manager / Giám đốc khách sạn
Back Office Assistant / Trợ lý hành chính
Catering Sales Manager / Giám đốc bán hàng ăn uống
Director of Hotel Sales / Giám đốc bán hàng khách sạn
Director of Marketing and Sales / Giám đốc tiếp thị và bán hàng
Group Sales Manager / Giám đốc bán hàng tập đoàn
Guest Room Sales Manager / Giám đốc bán hàng phòng khách
Hotel Manager / Quản lý khách sạn
Lodging Manager / Quản lý bộ phận lưu trú
Sales and Marketing Manager / Quản lý tiếp thị và bán hàng
Shift Leader / Trưởng ca (Tổ trưởng)
Shift Manager / Quản lý ca
Spa Manager / Quản lý spa
Wedding Sales Manager / Quản lý bán hàng tiệc cưới
Mảng dịch vụ thứ ba trong ngành hospitality đó là dịch vụ giải trí. Dịch vụ này bao gồm nhiều hình thức doanh nghiệp khác nhau. Từ các trung tâm giải trí như công viên giải trí (theo chủ đề, văn hóa, nước,…) đến các trung tâm casino, trường đua…
Tại thời điểm này luật pháp chưa cho phép công dân Việt Nam vào chơi casino trong nước. Tuy nhiên trong một tương lai không xa, khi hệ thống pháp luật hoàn thiện, việc đánh bạc trở nên hợp pháp, casino hứa hẹn trở các trung tâm thu hút lớn lượng khách người Việt, khi đó loại hình này sẽ trở nên phát triển.
Các công việc người học ngành quản trị khách sạn có thể làm được như:
Chủ sòng bạc
Tiếp viên tàu
Quầy lễ tân
Giám sát lễ tân
Tiếp viên văn phòng
Quản lý tiếp tân
Chia bài
Quản lý quan hệ khách
Trợ lý dịch vụ khách
Giám sát dịch vụ khách
Nhân viên khách sạn
Nhân viên tiếp tân
Người giữ chỗ
Đại lý đặt phòng
Mảng dịch vụ tiếp theo trong ngành quản trị khách sạn đó là du lịch và lữ hành. Nếu dịch vụ lưu trú qua đêm giúp khách hàng có một nơi để nghỉ ngơi thì dịch vụ du lịch và lữ hành giúp vận chuyển khách hàng đến nơi để nghỉ ngơi đó.
Ngành du lịch và lữ hành cung cấp phương tiện để vận chuyển hành khách từ vị trí này đến vị trí khác. Ngành du lịch gồm nhiều công ty cung cấp dịch vụ như đặt chỗ, đưa đón khách từ địa điểm của khách cho đến nơi để tham gia, vận chuyển khách từ vị trí này sang vị trí khác.
Tốt nghiệp ngành hospitality bạn có thể làm các công việc sau đây:
Cruise director / Giám đốc tàu du lịch
Flight attendant / Tiếp viên hàng không
Travel sales assistant / Trợ lý bán hàng lữ hành
Domestic travel consultant / Tư vấn lữ hành trong nước
International travel consultant / Tư vấn lữ hành quốc tế
Retail travel supervisor / Giám sát lữ hành bán lẻ
Domestic travel supervisor / Giám sát lữ hành nội địa
International travel supervisor / Giám sát lữ hành quốc tế
Corporate travel supervisor / Giám sát lữ hành công ty
Manager of small travel agency / Quản lý hành lữ hành nhỏ
Branch manager / Giám đốc chi nhánh
Marketing manager / Giám đốc marketing
Public relations manager / Giám đốc quan hệ công chúng
Travel manager / Giám đốc lữ hành
Sơ đồ thăng tiến chức vụ trong ngành quản trị khách sạn
Tóm lại, với nhiều mảng dịch vụ khác nhau, cơ hội nghề nghiệp trong ngành quản trị khách sạn rất lớn. Tuy nhiên các nhà tuyển dụng cũng yêu cầu không ít kỹ năng mà ứng viên cần phải đáp ứng để theo đuổi nghề nghiệp lâu dài.
Bằng cách chọn con đường du học, bạn sẽ tiếp cận kiến thức đào tạo quản trị khách sạn tiên tiến của thế giới, đáp ứng nhanh những yêu cầu của nhà tuyển dụng mà việc học tập trong nước chưa đủ để bạn tự tin theo đuổi công việc.
Bạn có thể chọn học bậc đại học để theo đuổi ước mơ nghề nghiệp trong ngành, sau đó theo đuổi bậc thạc sĩ hoặc MBA để có kiến thức chuyên sâu hơn đảm nhận những vị trí cao hơn trong đơn vị mà mình công tác.