Quản trị du lịch là ngành học liên quan đến giám sát hoạt động du lịch, khách sạn kết hợp kiến thức về du lịch và kiến thức về kế toán, thống kê, marketing, quản trị nhân sự...
Ngành học thứ 2 mà tôi muốn đề cập trong nhóm ngành Hospitality Management đó là ngành Quản trị du lịch/ Tourism management. Thật ra ngành học Quản trị du lịch và Quản trị khách sạn khác nhau về tên gọi, nhưng môn học không khác nhau là mấy.
Chỉ một số trường phân biệt cách gọi Quản trị du lịch hay Quản trị khách sạn. Vậy ngành Quản trị du lịch là gì?
Quản lý du lịch là giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến ngành du lịch và khách sạn. Ngành Quản trị du lịch là ngành học kết hợp đào tạo kiến thức về du lịch và kiến thức về thống kê, kế toán, marketing, kinh tế, quản trị nhân sự, quản trị dịch vụ, tài chính, công nghệ thông tin cũng như các kiến thức về quản trị du lịch, khách sạn, nhà hàng.
Sinh viên học quản trị du lịch yêu cầu phải tham gia các chương trình thực tập tại doanh nghiệp thực tế giống như Quản trị khách sạn (hospitality management).
Quản lý du lịch kết hợp ba lĩnh vực:
Chức năng quản trị kinh doanh như tài chính, nhân sự và marketing.
Nguyên tắc và lý thuyết quản lý
Chức năng du lịch, như lý do du lịch, yếu tố môi trường và tổ chức du lịch
Du lịch là một lĩnh vực đang phát triển tạo ra nhiều cơ hội. Người ta đi du lịch đủ loại lý do: để thư giãn, để thăm gia đình, để thăm bạn bè, để tiếp nhận nền văn hóa mới, hoặc kết hợp với chuyến công tác và nghề nghiệp. Du lịch được xem là một ngành công nghiệp không khói, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, tăng trường và tiềm năng kinh tế.
Ngành du lịch thường bao gồm ba thành phần kinh doanh chính liên quan nhau. Đó là:
Lữ hành: Hoạt động chuyên chở, như ô tô, phương tiện công cộng, máy bay, tàu hỏa, du thuyền
Lưu trú: Khách sạn, nhà nghỉ, resort, khu cắm trại
Điểm vui chơi: Công viên chủ đề, di tích lịch sử, công viên thiên nhiên
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị du lịch có nhiều cơ hội việc làm. Tại Việt Nam mỗi năm ngành này cần 40.000 lao động nhưng các trường chỉ đào tạo khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ có 12% trình độ cao đẳng trở lên.
Đặc biệt Việt Nam thiếu hụt rất lớn nguồn nhân lực trình độ cao, giao tiếp tiếng Anh tốt. Vì thế nên phần lớn các chức vụ cấp cao quản lý trong ngành này thường do người nước ngoài đảm nhận.
Học ngành Quản trị du lịch ra trường có thể đảm nhận các công việc sau:
Tourism manager/ Quản lý du lịch
Hotel manager/ Quản lý khách sạn
Human resources manager/ Quản lý nhân sự
Private club manager/ Quản lý câu lạc bộ
Event planner/ Tổ chức sự kiện
Wedding planner/ Tổ chức đám cưới
Festival planner/ Tổ chức lễ hội
Meeting planner/ Tổ chức gặp mặt
Convention and visitor bureaus director/ Giám đốc phòng đón khách và hội nghị
Chamber of commerce director/ Giám đốc phòng thương mại
Chương trình đào tạo Quản trị du lịch tương tự như Quản trị khách sạn. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức du lịch từ cơ bản đến nâng cao.
Dưới đây là chương trình đào tạo của trường Đại học Nam Carolina (Mỹ):
Foundations of Tourism
Hospitality Practicum
Conference and Meeting Planning
Travel and Destination Management
Tourism Festival Planning and Management
Resort Development and Management
Hospitality and Tourism Marketing
Analytical Techniques in Tourism and Hospitality
Sustainable Tourism Planning and Policy
Tourism Information Technology Issues
Hospitality and Tourism Internship
- University of South Carolina, Mỹ
Ngành Quản trị du lịch có cơ hội rất lớn để trở thành nhà quản lý. Có thể mất thời gian làm nhân viên du lịch, tích lũy kinh nghiệm trước khi đủ cơ hội thăng tiến. Vai trò quản lý thường liên quan đến công việc lập chiến lược, chịu trách nhiệm về hoạt động, nhân viên và ngân sách.
Khi bạn có kinh nghiệm trong vài trò quản lý, bạn có cơ hội để chuyển sang vị trí quản lý cấp cao hơn với tầm nhìn rộng hơn. Khi có đủ kinh nghiệm và chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể, bạn có thể làm việc tư vấn cho các công ty tư nhân hoặc mở cơ sở tự kinh doanh.