Việc làm ngành Quản trị khách sạn
Để thành công trong ngành quản trị khách sạn sinh viên cần có kỹ năng gì? Kỹ năng kết nối, quán xuyến công việc, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, quan sát, thông thạo tiếng Anh → Đam mê thôi chưa đủ, bạn cần phải có kỹ năng để trở thành nhà quản lý khách sạn thành công. Bài viết giúp bạn hiểu rõ bản thân để từng bước khắc phục điểm yếu của mình.
"Học quản trị khách sạn ra trường làm gì?", "Học quản trị du lịch khách sạn ra làm gì?" đó là 2 trong số nhiều câu hỏi về nghề nghiệp khi học ngành Quản trị khách sạn.
Ngành du lịch phát triển rất mạnh, tạo ra lượng việc làm rất lớn, phát triển liên tục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, bị gián đoạn cho đến đại dịch Covid-19.
Đón đầu xu thế hồi phục sau đại dịch, hãy tìm hiểu và lên kế hoạch học tập - làm việc trong ngành ngay từ bây giờ.
Ngành hospitality management rất rộng, gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ ẩm thực đến quản lý, bán hàng, mỗi lĩnh vực đều có tiềm năng nghề nghiệp rất lớn.
Việc làm trong lĩnh vực tiếp khách (Guest relations)
Việc làm trong lĩnh vực ăn uống (Food and beverage)
Việc làm trong lĩnh vực du lịch (Tourism)
Việc làm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện (Event planning)
Việc làm trong lĩnh vực vui chơi, giải trí (Entertainment and leisure)
Việc làm trong lĩnh vực tiếp khách
Tiếp khách là lĩnh vực hướng tới dịch vụ khách hàng dành cho những người thích giao tiếp và hợp tác với người khác. Công việc này có thể tìm thấy ở nhiều lĩnh vực khác, mặc dù vậy dịch vụ khách sạn vẫn là lĩnh vực chính.
Học quản trị khách sạn có thể đảm nhận các công việc như:
Front Office Manager/ Quản lý bộ phận lễ tân: Người quản lý bộ phận tiền sảnh có nhiệm vụ giám sát nhân viên, chăm sóc khách hàng, duy trì mối quan hệ với bộ phận sales và các bộ phận khác.
Directors of housekeeping/ Giám đốc buồng phòng: Giám đốc buồn phòng có trách nhiệm giám sát mức độ sạch sẽ và diện mạo của khách sạn, kiểm soát chi phí, bảo dưỡng thiết bị, làm việc cùng với các bộ phận có trách nhiệm khác.
Sommelier/ Chuyên gia thử rượu: Làm việc với tư cách chuyên gia thử rượu, đề xuất loại rượu kết hợp với thức ăn, giúp đầu bếp cập nhật danh sách rượu và quảng bá các sự kiện về rượu.
Việc làm trong lĩnh vực ẩm thực
Lĩnh vực ăn uống chia làm 2 mảng: sản xuất và phân phối. Liên quan đến hospitality, việc làm trong lĩnh vực ăn uống có thể tìm thấy trong nhà hàng, quán rượu, trung tâm tổ chức sự kiện,...
Restaurant manager/ Quản lý nhà hàng: Người quản lý được thuê giám sát nhà hàng để bảo đảm cho nhà hàng hoạt động hiệu quả, từ nhà hàng nhỏ cho đến nhà hàng cấp cao, từ cơ sở ẩm thực địa phương đến cơ sở ẩm thực quốc tế.
Catering assistant/ Trợ lý dịch vụ ăn uống: Trợ lý dịch vụ ăn uống có thể làm việc trực tiếp cho công ty cung cấp dịch vụ ăn uống, tại nhà hàng hoặc khách sạn, giám sát việc sản xuất và hơn thế nữa .
Sous chef/ Bếp phó: Bếp phó được xem là chỉ quy thứ hai trong nhà bếp, có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp với bếp trưởng, giám sát các hoạt động chuẩn bị chiêu đãi và hoạt động bếp khác.
Việc làm trong lĩnh vực du lịch, lữ hành
Travel agent/ Đại lý du lịch: Nghiên cứu và lên kế hoạch chuyến đi cho cá nhân, đội nhóm. Công việc bao gồm tìm kiếm đặt phòng khách sạn, đặt chuyến du lịch, mua vé máy bay.
Tour guide/ Hướng dẫn viên: Hướng dẫn viên du lịch cung cấp thông tin, thuyết trình khi đến các địa điểm nổi tiếng, bảo tàng, thắng cảnh hoặc các khu vực thu hút khác. Hướng dẫn viên có kiến thức chuyên sâu về từng địa phương và trả lời câu hỏi của du khách.
Marketing and public relations/ Quan hệ công chúng và marketing: Hoạt động PR rất quan trọng đối với du lịch vì hoạt động này có thể tác động đến số lượng du khách đến địa điểm, khách sạn hoặc khu vực tham quan khác. PR kết nối khách sạn và du lịch dựa trên nhu cầu của ngành.
Việc làm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện
- In-house event planner/ Tổ chức sự kiện trong nhà
- Conference organizer/ Nhà tổ chức hội nghị
- Bridal consultant/ Tư vấn cô dâu
Việc làm trong lĩnh vực vui chơi, giải trí
- Casino host/
- Spa director/ Giám đốc spa: Spa giúp khách thư giản và xả stress. Giám đốc spa có thể giám sát hoạt động, vận hành spa.
- Theme park manager/ Giám đốc công viên chủ đề: Công viên chủ đề Nhân viên có thể book, lên kế hoạch sự kiện và nhiều hơn.
Quan tâm đến chương trình du học quản trị khách sạn. Liên lạc chúng tôi hôm nay
The hospitality industry as a whole is approaching its 10th consecutive year of growth since the economic recession of 2008. This could lead to new job opportunities for professionals in the industry around the world from all sectors of the industry