Bạn yêu thích công việc nấu ăn? Đừng bỏ qua thông tin du học ngành Nghệ thuật ẩm thực ở đây. Ngành này tạo ra những đầu bếp thực thụ và cơ hội việc làm hấp dẫn.
Không có nhiều thời gian? Đây là những nội dung chính của bài viết về "Ngành nghệ thuật ẩm thực":
Ẩm thực là một ngành trong nhóm về hospitality.
Ngành ẩm thực thường được đào tạo đến bậc đại học.
Tốt nghiệp ngành ẩm thực có thể đảm nhận vị trí bếp, bếp trưởng, hoặc quản lý cấp cao tùy theo năng lực trong nhà hàng, khách sạn hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ cung ứng, giám sát thực phẩm.
Ngành học thứ 5 trong loạt bài về các ngành đào tạo hospitality management mà tôi đề cập đó là ngành học nấu ăn hay đầu bếp. Trong nhà trường, ngành này được gọi bằng cái tên rất mỹ miều, nghệ thuật ẩm thực.
Ngành Quản trị kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn
Ngành Nghệ thuật ẩm thực
Vậy ngành nghệ thuật ẩm thực là gì? Học ngành nghệ thuật ẩm thực học môn gì? Tốt nghiệp ngành nghệ thuật ẩm thực ra làm gì?
Ngành Ẩm thực là một trong những ngành học về hospitality. Ngành Ẩm thực đào tạo sinh viên kỹ thuật chế biến và trình bày món ăn. Sinh viên học về ẩm thực sẽ học được cách thức chế biến thức ăn theo phong cách văn hóa khác nhau.
Ở Việt Nam, ngành bếp hay ẩm thực được đào tạo phổ biến ở các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề nhưng có rất ít các trường đại học mở ngành đầu bếp. Trình trạng này cũng xảy ra ở nước ngoài, sinh viên thường chọn học các khóa chứng chỉ hoặc cao đẳng nâng cao. Chỉ một số ít trường có khóa đào tạo đến bậc cử nhân đại học ẩm thực.
Trong tiếng Anh, cụm từ Culinary Arts thường được dùng để chỉ ngành Nghệ thuật ẩm thực. Cách gọi bình dân là ngành bếp, ngành ẩm thực. Học ngành ẩm thực nói nôm na là học ngành bếp, học làm bánh.
Ít được đào tạo đến bậc đại học, đầu bếp thì có gì phải học đại học! Đừng chê nhé! Ngành bếp rất có giá, ở Úc, học ngành bếp đường định cư rất sáng.
Yêu thích lĩnh vực Quản trị khách sạn, đặc biệt công việc chế biến thức ăn, bạn có thể du học ngành Nghệ thuật ẩm thực. Các quốc gia nổi bật đào tạo về ngành này có thể kể đến như Thụy Sĩ, Singapore hoặc Australia.
Học sinh Việt Nam có thể du học sau khi vừa học xong lớp 11 hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông lớp 12.
Đối với học sinh vừa học xong lớp 11, sẽ theo học chương trình lấy bằng Diploma hoặc Advanced diploma. Chương trình này rút ngắn thời gian 1 năm so với học xong lớp 12 mới đi du học.
Đối với học sinh tốt nghiệp lớp 12, theo chương trình lấy bằng diploma hoặc bachelor. Sinh viên tốt nghiệp có thể học lên MBA để lấy bằng liên quan đến quản lý nhà hàng.
Tóm tắt quy trình lấy bằng cử nhân đại học ngành bếp như sau:
Học xong lớp 11 hoặc tốt nghiệp lớp 12 → Diploma → Advanced Diploma → Bachelor
Ngành hospitality chú trọng lý thuyết lẫn thực hành. Sinh viên theo học chương trình bếp bắt buộc phải theo các chương trình thực tập ở các khách sạn. Điều đặc biệt học ngành này sinh viên được thực tập hưởng lương.
Năm thứ 1
Essentials of Culinary Operations (Lab)
Food Preparation Techniques (Lab)
Food Preparation Lab III
Food Preparation Lab IV
Breakfast: Live Cooking
Nutrition and Food Safety
Culinary Pastry and Breads Term I
Culinary Pastry and Breads Term II
German Communication I and II
Industry Training Preparation
Food Service Operations
Foundation Certificate in Wines
Tự chọn 2 môn trong số:
Accounting
Business Communication I
Food and Wine Pairing
German III
French I
Food Service Operations II
Paid Industry Training
Năm thức 2
Hospitality Marketing
Human Resource Management
Garde Manger Theory
Nutrition and Food Safety II
Food Production Lab: European Cuisine
Food Production Lab: International Cuisine
Food Production Lab: A la Carte Cuisine
Food Production Lab: Garde Manger
Culinary Portfolio
Budgeting for Food and Beverage
Tự chọn 2 môn trong số:
Food and Wine Pairing
Concept Development
Culinary Business Analysis
German III
French I
Food Service Operations II
Food and Beverage Management
Paid Industry Training
Năm thứ 3:
Academic Writing and Composition
Managing Culinary Resources
Creativity and Entrepreneurship
Contemporary Culinary Operations
Food Service Management
Workplace Internship
Culinary Arts Project
- Chương trình đào tạo Bachelor of Culinary Arts của BHMS, Thụy Sĩ
Lĩnh vực bếp khá rộng, đầu bếp có thể làm việc ở nhiều nơi khác nhau trong suốt sự nghiệp bếp núc. Vì thế nên có thể đảm nhận thử thách khác nhau ở nơi làm việc hoặc cùng chức vụ ở những nơi khác nhau.
Đầu bếp kinh nghiệm, kiến thức tốt, kỹ năng lãnh đạo, lập ngân sách có thể trở thành bếp trưởng hoặc giám đốc, mở công ty kinh doanh ăn uống, nhà hàng, đãi tiệc. Đừng lo việc làm. Nơi nào có người sinh sống, nơi đó có việc làm.
Du học để phát triển nghề nghiệp hoặc tốt nghiệp ở Việt Nam rồi ra nước ngoài làm việc. Hoặc học nâng cao để trở thành nhà quản lý, giảng viên, nhà viết sách,... Đó là những con đường bạn có thể chọn.
Tốt nghiệp ngành Nghệ thuật ẩm thực bạn có thể làm trong những đơn vị cung cấp dịch vụ về ăn uống như chuỗi nhà hàng, khách sạn, quán rượu, du thuyền, cơ sở giáo dục công như trường học, bệnh viện.
Ngoài ra bạn có thể công tác trong các cơ quan, đơn vị chuyên ngành về vệ sinh thực phẩm, an toàn sức khỏe, bảo quản thực phẩm, thủ tục và chính sách thực phẩm. Cơ hội ngành này rất lớn, phụ thuộc vào năng lực của bạn.
Chuỗi nhà hàng
Khách sạn và quầy bar
Quán rượu
Cơ sở giáo dục (trường trung học, cao đẳng, đại học)
Du thuyền
Học ngành Ẩm thực bạn có thể đảm nhận các công việc như sau:
Commis (junior) chef/ Bếp tập sự
Chef de partie/ Trưởng bếp
Sous chef/ Bếp phó
Head chef/ Bếp trưởng
Line cook/ Bếp dây chuyền
Banquet Chef/ Bếp tiệc
Instructor/ Giảng viên
Chef manager/ Quản lý đầu bếp
General manager or restaurant manager/ Tổng quản lý hoặc quản lý nhà hàng
Food or product development/ Phát triển sản phẩm hoặc hàng hóa
Food and beverage director/ Giám đốc ngành ăn uống
Head of catering or catering manager/ Quản lý ngành ăn uống
Food writer or blogger/ Blogger ẩm thực hoặc biên tập viên ẩm thực
Restaurant owner/ Chủ nhà hàng
Liên hệ chúng tôi để tìm hiểu về du học ngành ẩm thực và cơ hội việc làm trong ngành ngành ẩm thực.